1. Bánh tét lá cẩm
Bánh tét– một món ănvốn không xa lạ gìvới chúng ta, nhưng bánh tét lá cẩm của Cần Thơ thì đúng là một trong những món đặc sản khi đến đây không thểbỏ qua. Bánh được làm từ nếp dẻo có trộn đậu đen và nước cốt dừa, nhân có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là nhân hỗn hợp trứng muối, thịt ba chỉ, tôm khô, đậu xanh…. Muốn bánh nấu ra chất lượng ta phải lựa nếp thật ngon, ngâm với lá cẩm để có màu tím tự nhiên. Lá cẩm phải tươi, lá úa sẽ làm cho nước lá cẩm xuống màu. Thịt làm nhân phải là thịt tươi, tẩm ướp gia vị vừa miệng. Bánh ăn được cắt làm từng khoanh nhỏ vừa miệng, người làm bánh có thể biến tấu ra nhiều màu sắc, họa tiết khác nhau mà khi cắt ra la cả một vùng nghệ thuật.
Cắn một miếng bánh tét màu tím, nếp dẻo hòa quyện vào vị ngọt của thịt, hương thơm trứng muối như đọng trong đầu lưỡi. Nó khác với những đòn bánh tét đậu trắng, đậu đen nhân mỡ hành, nhân chuối theo kiểu truyền thống của người Việt.
Bánh tét từ lò Chín Cẩm, Tư Đẹp khá nổi tiếng, ngày thường bán ở chợ Xuân Khánh, An Thới, Mít Nài... nhiều du khách thập phương biết tiếng đều tới tận điểm bán hàng mua về làm quà.
2. Bánh xèo
Thường thì người miềnTây, người ta không gọi là “làm” bánh xèo mà là “đổ” bánh xèo. Khi đổ, người ta múc một chén bột đổ vào một chảo gang nóng bừng, nghe “xèo” một tiếng, cái tên bánh "xèo" cũng có lẽ khởi nguồn từ âm thanh vui tai ấy.
Bột bánh xèo là bột gạo pha nước cốt dừa, nghệ củ cho có màu vàng tươi và một ít hành lá thái mỏng tạo màu xanh non nổi bật trên chiếc bánh vàng rộm sau khi đổ.
Khi lớp vỏ bánh gần chín, người ta mới tiếp tục cho nhân bánh vào. Nhân bánh thông thường gồm có: tôm, thịt, giá sống, củ sắn sống, nhưng cũng có những quán muốn tạo hương vị đặc biệt, lạ miệng lại cho thêm củ hủ dừa và thịt vịt xiêm sắt sợi nhỏ.
Phần quan trọng nhất không thể thiếu của bánh xèo là nước chấm. Nước chấm được là từ nước mắm có khi pha thêm nước dừa, củ cải trắng, cải đỏ, củ sắn sắt nhuyễn, thêm ớt, đường người ta thường nêm nước chấm bằng chanh hoặc giấm tùy thích. Nước chấm phải được pha chế đúng kỹ thuật mới ngon. Tùy mỗi người mà có một bí quyết pha chế nước chấm riêng.
Bánh xèo thường ăn kèm với nhiều loại rau như: cải xanh, xà lách, cùng các loại rau thơm, đa dạng hơn là một số loại rau đồng, vừa dễ kiếm lại ngon và lạ miệng. Ăn bánh xèo thường dùng tay gói từng miếng bánh sẽ ngon hơn ăn bang đũa.
3. Nem nướng Cái Răng
Đây là món ăn khá phổ biến, nơi nào cũng có nhưng nem nướng ở CầnThơ lại mang hương vị riêng. Nem nướng Cái Răng ngon nhất vẫn là làm từ thịt heotươi, quết dẻo rồi xâu bởi thanh tre chuốt tròn, nướng trên than nóng,nem nướng ra vàng ươm, ăn kèm với bánh hỏi, nhất là bánh hỏi Phong Điền thì không còn gì bằng.
Cũng như bánh xèo, bánh cống, nem nướng chuộng dùng với rau thơm gói bánh tráng, kẹp thêm chuối chát, dưa leo, dứa, khế... cuốn lại, chấm vào chén tương xay đặc sệt. Tương xay vừa mịn, vừa ngọt thơm, rắc thêm nhúm đậu phộng và chút ớt đỏ mới nhìn đã thích mắt. Ngoài món nước chấm bằng tương xay, thực khách có thể chấm cùng nước mắm chanh tỏi ớt.
4. Vịt nấu chao
Vịt dùng để nấu chao được ướp sẵn xào cùng hành tím, tỏi; ninh kỹ từ trước, nên khi múc ra cho vào lẩu thì cũng vừa mềm. Khoai môn được chiên vàng trước khi cho vào lẩu, nên ngọt, bùi mà vẫn không nát. Nước lẩu vừa có vị cay nồng của chao, hòa với sự ngọt dịu của nước dừa, nước hầm xương. Trong lẩu còn nổi lên những tai nấm rơm nhỏ bằng đầu ngón tay làm vị ngọt của nước lẩu thêm đậm đà. Rau muống, cần nước, cải xanh, mồng tơi... tươi xanh được dọn kèm để khách ăn đến đâu thì nhúng đến đó nhằm giữ nguyên vị giòn ngọt. Ăn kèm với lẩu vịt nấu chao còn có bún, mì tươi hoặc bánh mì và nước chấm là một chén chao trắng nguyên chất. Tất cả những nguyên liệu trên làm nên sự tổng hòa của màu sắc, gia vị, thịt, rau củ... cho một món ăn ngon, bổ dưỡng.
5. Bánh cống
Nguyên liệu chính củabánh là bột, đậu xanh, thịt heovà tôm. Thịt heo băm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh, tôm tươi rửa sạch để nguyên vỏ, để ráo, cắt bớt chân và râu. Bánh được chiên ngập dầu, vặn lửa nhỏ bánh mới giòn đều từ ngoài vào trong. Chờ bánh chín vàng rồi mới nhấc cống ra để ráo dầu.
Bánh cống thường ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau giống bánh xèo: diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Cắn một miếng bánh vàng ươm, mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ. Đúng là một món ăn phong phú về cả mùi vị và màu sắc.
6. Bánh hỏi heo quay Phong Điền
Bánh hỏi làm từ bột gạo, ăn kèm với thịt heo quay, rau thơm chấm với nước tương, nước mắm cay chua ngọt. Bánh hỏi heo quay sẽ thơm ngon hơn rất nhiều khi rắc thêm cùng mỡ hành.
7. Dâu hạ châu
Thường thì vào khoảng tháng 6 – tháng 11, vào Phong Điền, bạn sẽ được một phen ngắm nhìnnhững chùm dâu Hạ Châuvàng ươm trĩu quả. Về hương vị, dâu Hạ Châu chín có màu vàng nhạt, da căng mọng, vị ngọt thanh và hơi chua chua rất hấp dẫn. Đặc biệt, du khách còn có thể vào tận vườn để tận hưởng từng vị trái chín thơm ngon. Dâu Hạ Châu trái tròn, vỏ mỏng, trái chín da màu vàng nhạt, ruột chín màu trắng trong, lá đài nơi cuống khi chín vẫn còn nguyên, có vị ngọt đậm, hậu chua nhẹ.
Nguồn: sưu tầm